- Trang chủ
- kinh-nghiem-hay
- Top 3 Ý nghĩa của tinh hoa văn hóa trà đạo Nhật Bản
[tintuc]
Một buổi trà đạo nơi bạn có thể tĩnh tâm và thưởng thức hương vị, hương thơm của matcha và không gian của nơi đây. Sức hấp dẫn sâu sắc của nó đang thu hút sự chú ý không chỉ từ người Nhật mà còn từ nước ngoài. Bí mật của sự nổi tiếng của nó là trà đạo không chỉ là uống trà, mà còn bao hàm nhiều yếu tố Nhật Bản như lòng hiếu khách, vẻ đẹp của dụng cụ uống trà và các phương pháp truyền thống. Dưới đây là Top 3 Ý nghĩa của tinh hoa văn hóa trà đạo Nhật Bản
Trà đạo – một trong những nét văn hóa nghệ thuật lâu đời tại Nhật Bản. Đây được xem là một nghệ thuật về triết lý, thưởng thức cuộc sống và mang lại giá trị nhân văn sâu sắc. Để hiểu hơn về nét tinh hoa trong văn hóa trà đạo Nhật Bản, cùng Shop nhật Việt tìm hiểu và trải nghiệm nét văn hóa độc đáo này nhé.
Ý nghĩa của văn hóa trà đạo Nhật Bản
Trà đạo của Nhật Bản là một nghệ thuật sống được người Nhật trân trọng và gìn giữ suốt bao đời nay. Mặc dù thói quen uống trà được du nhập từ nước ngoài nhưng trong tâm thức người Nhật cho rằng đó không chỉ là phép tắc uống trà đơn giản mà còn là tâm hồn hòa hợp cùng thiên nhiên, quá trình thu tâm dưỡng tính.
Có thể bạn quan tâm: Top 20 bộ ấm chén uống trà nhật bản Phong cách quý tộc tinh hoa Nhật
Uống trà cũng có nguyên tắc. 4 nguyên tắc cơ bản trong văn hóa trà đạo Nhật Bản gồm: Hòa – Kính – Thanh – Lịch (和 – 敬 – 清 – 寂). Những ngôn từ không thể giải thích rõ nghĩa của 4 từ này nhưng ta có thể hiểu như sau:
- Hòa: trong sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa trà nhân (người uống trà) và trà thất (phòng trà, dụng cụ pha trà). “Hòa” là sợi dây gắn kết khăng khít về những hiện hữu tại giây phút hiện tại.
- Kính: là lòng kính trọng, sự tôn kính, tri ân của mình với người khác. Ngoài ra, đó còn là lòng biết ơn với cuộc sống. Một nghệ thuật sống của sự khiêm nhường, giảm cái tôi.
- Thanh: sự thanh khiết, thánh thiện, tịnh trong tâm được thể hiện trong chữ “thanh”.
- Tịch: Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới ngưỡng nhất định thì chữ “tịch” xuất hiện. Đây là cảnh giới cao nhất của tâm hồn thanh thản, yên bình. Khi tâm ta được an trú, lòng người tĩnh lặng con người sẽ đạt đến trạng thái cao nhất về mặt tinh thần và tâm linh.
Văn hóa trà đạo Nhật bản được thể hiện trong phong cách sống của người dân Nhật từ bao đời. Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản là các yếu tố “hài hòa”, “tôn kính”, “thanh khiết”, “tĩnh mịch” hòa hợp với nhau một cách bình dị và mộc mạc giữa thiên nhiên với từng tách trà. Trà đạo đã thể hiện được một phần cách sống của người Nhật Bản.
Nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà đạo Nhật Bản1. Nước pha trà
Theo người Nhật, nước pha trà tuyệt đối không được lấy nước sôi để pha trà, vì lý do không đẹp mắt. Nước pha trà phải được nấu trong ấm kim khí không đậy nắp đun trên bồn than để duy trì nhiệt độ từ 80-90 độ C.
2. Làm ấm dụng cụ
Ấm pha trà và tách pha trà phải được tráng bằng nước sôi, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng.
3. Pha trà
Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau:
Lần thứ nhất: Được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách.
Lần thứ hai: Pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay
Lần thứ ba: Tương tự như lần 2 nhưng nước pha ở lần 3 khoảng 90 độ để duy trì độ ấm cho trà. Lượng nước pha trà lưu ý chỉ đủ rót ra cho khách, không nên pha quá nhiều.
4 Cách rót trà
Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 1/3 tách sau đó rót theo thứ tự ngược lại để mỗi tách trà có vị đều như nhau.
5 Cách uống trà
Để làm tăng hương vị của trà, người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt. Thông thường loại bánh được sử dụng nhất là wagashi, vị ngọt thanh của bánh hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một hương vị độc đáo. Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế bởi các loại bánh ngọt khác.
Tinh thần hiếu khách trong trà đạo "Rikyu bảy quy tắc"Dưới đây là bảy giáo lý trong trà đạo mà Chirikyu đã giảng, có thể nói là kiến thức của lòng hiếu khách.
"7 quy tắc của Rikyu"
1. Trà ngon như cơm áo (nghĩ đến hoàn cảnh và tình cảm của khách)
2. Đặt than vào nước sôi (cần chuẩn bị chính xác bằng cách nhấn giữ các điểm)
3. Mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông (lòng hiếu khách sử dụng các công cụ và đồ ngọt để người đối diện cảm thấy thoải mái)
4. Sống như thể bông hoa trên cánh đồng (thể hiện bản chất bằng cách tận dụng vẻ đẹp và sức sống ban đầu của bông hoa)
5. Đặt thời hạn sớm (làm mọi thứ trong lòng mà không bỏ qua việc chuẩn bị)
6. Chuẩn bị cho dù trời không mưa (chuẩn bị cho bên kia để có thể linh hoạt ứng phó bất cứ lúc nào)
7. Hãy quan tâm đến khách của bạn (chủ, khách và khách cũng nên tôn trọng nhau và quan tâm đến nhau)
Những lưu ý trong văn hóa trà đạo Nhật BảnĐể tỏ lòng tôn kính và khiêm nhường thì trong khi thưởng thức trà không nên đeo trang sức kim loại, xịt nước hoa mùi quá nồng gây khó chịu cho người ngồi cùng. Trong lúc uống trà để dễ nói chuyện với nghệ nhân ngồi cùng nên xoay bát trà theo kim đồng hồ, thay vì nhìn xung quanh thì bạn nên tập trung vào bát trà.
Shop Nhật Việt chuyên cung cấp dịch vụ mua hộ, order hàng Nhật giá tốt, chính hãng, uy tín 100. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và mua hàng nhanh chóng với chất lượng phục vụ tốt nhất.Toàn bộ sản phẩm được Shop Nhật Việt mang về từ Nhật nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm đặt mua. Chúng tôi phân phối sỉ và lẻ trên toàn quốc, đảm bảo chất lượng tốt, với giá ưu đãi, có hệ thống giao hàng tận nơi, thanh toán trực tiếp và được kiểm tra trước khi nhận. Chi tiết liên hệ: 0983.1315.28 để tham khảo giá và đặt hàng nhanh nhất.